Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Bệnh sùi mào gà ở nam giới

Bệnh sùi mào gà ở nam giới khá nguy hiểm, bệnh có thể tiến triển trong thời gian dài và tái phát nhiều lần, gây ra những biến chứng dẫn tới ung thư dương vật, ung thư hậu môn. Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nam giới, nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng tránh bệnh qua bài viết dưới đây để có kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nam giới

Bệnh sùi mào gà có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến sùi mào gà ở nam giới:
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Nam giới có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục với gái mại dâm, không sử dụng biện pháp an toàn,… dễ dẫn đến nhiễm bệnh sùi mào gà.
  • Tiếp xúc với niêm mạc hở, dịch của người mắc bệnh.
  •  Lây truyền qua đường máu khi vô tình nhận truyền máu hoặc tiếp xúc với máu từ người bệnh sang người lành.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần áo,… với người nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam giới

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà
  • Bệnh sùi mào gà ở nam giới thường có thời gian ủ bệnh trong vòng từ 2 – 9 tháng. Thời gian đầu, bệnh không có những triệu chứng rõ ràng vì vậy người bệnh thường không chú ý và bỏ qua, chỉ đến khi bệnh nặng và có những tổn thương như lở loét, viêm nhiễm, người bệnh mới phát hiện và đi thăm khám.
  • Biểu hiện sùi mào gà ở nam giới là những nốt sùi nhỏ và mềm, có đường kính 1 – 2 mm, màu hồng. Sau một thời gian thì những mụn nhỏ này phát triển thành gai và liên kết với nhau thành từng mảng giống mào gà hay hoa súp lơ có màu trắng hồng. Bề mặt những nốt sùi mềm, ẩm ướt, khi ấn vào thấy có mủ.
  • Những tổn thương thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, lỗ niệu đạo. Có trường hợp tổn thương ở thân dương vật, bìu dương vật nhưng hiếm hơn. Ngoài ra, sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở khoang miệng, hậu môn nếu có quan hệ tình dục bằng đường miệng hoặc hậu môn.
  • Trường hợp nam giới mắc sùi mào gà nặng, toàn bộ bộ phận sinh dục bị tổn thương, ở cả nếp gấp bẹn, quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Nếu vệ sinh kém thì những tổn thương sẽ phát triển thành những khối to lớn, màu đỏ tươi và tiết ra dịch hôi thối.

Tác hại của bệnh sùi mào gà ở nam giới

  • Bệnh sùi mào gà ở nam giới không gây đau đớn. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, những nốt sùi mào gà phát triển to có thể gây khó khăn trong việc vận động, đi lại. Khi sờ nắn, những nốt sùi sẽ bị trầy xước, chảy máu và bội nhiễm.
  • Bệnh sùi mào gà ở nam giới có thể tái phát nhiều lần, khi bệnh trở nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: ung thư dương vật, ung thư hậu môn.

Phòng tránh bệnh sùi mào gà

Để phòng tránh bệnh sùi mào gà ở nam giới:
  •  Cần thực hiện đời sống tình dục lành mạnh, quan hệ chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ ngoài luồng.
  • Tránh tiếp xúc với dịch của người mắc bệnh sùi mào gà.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, không tắm chung bồn tắm để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
  • Chú ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện bệnh kịp thời.

Hiện nay bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường được điều trị bằng cách trị liệu những tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của virus HPV gây bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà ở nam giới. Hi vọng đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa bệnh giang mai


Bệnh giang mai gây ra những triệu chứng chủ yếu là những vết trợt nông, nổi ban màu hồng,… Nếu người bệnh không chú ý có thể sẽ không phát hiện ra bệnh sớm vì rất dễ nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng của bệnh giang mai để có thể nhận biết được bệnh và cách chữa trị bệnh như thế nào hiệu quả. Dưới đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.

Triệu chứng của bệnh giang mai


Giai đoạn 1:
Ở nam giới, giang mai xuất hiện tại vị trí như quy đầu, thân dương vật. Ở nữ giới, giang mai thường xuất hiện tại âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Ngoài ra, giang mai còn xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể như cánh tay, lưng, chân, ngực, trực tràng.
Những tổn thương mà giang mai gây ra được gọi là săng giang mai với các biểu hiện như: các vết trợt nông, có hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt nhẵn, màu đỏ, không gây đau hay ngứa, không chảy mủ. Các triệu chứng ở giai đoạn đầu này sẽ tự biến mất sau 3 – 6 tuần.
Sự biến mất của các triệu chứng có thể khiến nhiều người lầm tưởng là đã khỏi bệnh nhưng thực chất vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và đã ăn sâu vào máu và tiếp tục diễn biến sang giai đoạn khác.
Triệu chứng của bệnh giang mai

Giai đoạn 2:
Ở giai đoạn 2, giang mai gây ra các triệu chứng như nổi nhiều nốt ban màu hồng, không nhô cao trên bề mặt da, không bong vảy, khi ấn vào sẽ mất đi. Chúng tập trung chủ yếu ở ngực, 2 bên sườn, bụng và tay.
Những người thường xuyên uống rượu bia, bệnh sẽ nặng hơn, khi đó giang mai sẽ có biểu hiện sẩn mủ, gây đau đớn.
Ngoài ra, ở giai đoạn này người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: đau họng, sốt, sụt cân. Một vài trường hợp có thể kèm theo các bệnh lý như viêm thận, viêm gan, viêm dây thần kinh thị giác,…
Giai đoạn tiềm ẩn:
Được gọi là giai đoạn tiềm ẩn do ở giang mai không có biểu hiện. Có 2 loại là thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm và tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau khi trải qua giai đoạn 2.
Nếu giai đoạn tiềm ẩn là dưới 1 năm có thể khiến các triệu chứng bệnh tái phát thì giai đoạn tiềm ẩn dài hơn 1 năm không có triệu chứng và cũng không lây lan.
Giai đoạn 3:
Có thể xuất hiện sau vài năm đến vài chục năm, các triệu chứng ở giai đoạn này: thần kinh, bại liệt, mù lòa,… Giai đoạn này giang mai được chia thành 3 hình thức khác nhau:
-         Giang mai thần kinh (chiếm 6,5%): Giang mai thần kinh có thể gây tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não. Giai đoạn này có thể xảy ra 4 – 25 năm sau khi nhiễm bệnh. Những triệu chứng người bệnh có thể gặp phải ở giai đoạn này là: suy nhược cơ thể, trầm cảm, động kinh, ảo giác,…
-         Giang mai tim mạch (chiếm 10%): Giang mai gây tổn thương đến mạch máu, thường xảy ra 10 – 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.
-         Củ giang mai (chiếm 15%): Củ giang mai xuất hiện sau 1 – 46 năm kể từ khi nhiễm bệnh, củ giang mai có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ mận hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô và tiến triển không lành tính, nếu nó khu trú vào các tổ chức quan trọng mà không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Cách chữa bệnh giang mai


Hiện có nhiều phương pháp khác nhau điều trị bệnh giang mai. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh để các bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp nhất cho từng trường hợp bệnh nhân.
Chữa bệnh giang mai bằng thuốc
Đây là phương pháp chữa trị bệnh giang mai đơn giản và được nhiều người sử dụng. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tận gốc xoắn khuẩn giang mai. Thuốc kháng sinh được sử dụng có thể là dạng uống hoặc bôi.
Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bệnh giang mai bằng thuốc với một liều duy nhất dưới dạng tiêm hoặc uống. Ở những giai đoạn sau, bệnh giang mai có thể được điều trị hàng tuần bằng tiêm thuốc.
Phương pháp miễn dịch cân bằng
Đây là phương pháp tiên tiến và hiện đại hiện nay trong việc chữa trị bệnh giang mai. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là:
-         Tiến hành xét nghiệm nhằm xác định chính xác ổ bệnh. Từ đó, có hướng điều trị phù hợp nhất.
-         Tổng hợp các phương pháp chữa trị bệnh giang mai hiệu quả: Điều trị bằng thuốc, tăng cường hệ miễn dịch, điều trị sóng ngắn để điều trị giang mai một cách triệt để.
-         Điều trị toàn diện, tiến hành đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe.
-         Sau khi điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ đưa ra lời khuyên về các giải pháp tăng cường thể chất và sức khỏe, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Phương pháp miễn dịch cân bằng được đánh giá hiệu quả cao và được nhiều chuyên gia khuyên bệnh nhân nên lựa chọn.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng của bệnh giang mai và phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả. Hi vọng đã mang lại cho  bạn đọc những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân xung quanh.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam và nữ giới


Triệu chứng bệnh sùi mào thường có những biểu hiện: những u nhú nhỏ , những mảng giống hình mào gà hoặc hình hoa súp lơ thường ở bộ phận sinh dục , gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng của bệnh sùi mào gà để biết cách nhận biết ra bệnh sớm nhất, tránh để bệnh nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây sẽ là những chia sẻ của các chuyên gia về triệu chứng sùi mào gà.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới

-          Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 – 9 tháng kể từ khi nhiễm virus HPV.
  •          Trên thân dương vật nam giới xuất hiện những mụn mọc đơn lẻ, nhô cao như những nhú gai, màu hồng, có chân hoặc cuống, không gây cảm giác ngứa ngáy hay đau. Các nốt mụn mọc nhiều dần rồi liên kết lại với nhau tạo thành những cụm to, có đường kính khoảng vài cm, trông giống mào gà hay hoa súp lơ.
  •         Nốt sùi mào gà có thể lan ra xung quanh bộ phận sinh dục như vùng dưới bìu, xung quanh hậu môn, bên trong lỗ hậu môn, lỗ sáo, bao quy đầu, những nếp gấp bẹn.
  •         Trên bề mặt các nốt sùi ẩm ướt, ấn vào thấy có mủ chảy ra, rất dễ bị chảy máu và để lại thương tổn.
  •         Có nhiều trường hợp, những cụm sùi mào gà có thể to bằng nắm tay, tiết ra dịch và máu có mùi hôi tanh, khó chịu.

Dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Do nữ giới có cấu tạo cơ quan sinh dục khá phức tạp nên bệnh thường khó nhận biết hơn so với nam giới, đồng thời việc chữa trị cũng khó hơn. Một số dấu hiệu để nhận ra là:
  •         Sau 2 – 9 tháng ủ bệnh kể từ khi nhiễm virus, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên trên môi lớn, môi bé, âm đạo, khu vực âm hộ, quanh lỗ hậu môn, lỗ tiểu, cổ tử cung,… Các u nhú màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm, mọc tập trung lại thành mảng lớn, trông giống hoa súp lơ hay mào gà, không gây đau hay ngứa, rất dễ bị chảy máu.

Biểu hiện sùi mào gà ở nữ giới

  •          Khi có những va chạm, cọ xát các nốt sùi mào gà dễ bị vỡ ra, gây chảy máu, nhiễm trùng, thương tổn tại những vị trí trên.
  •          Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đau rát khi quan hệ tình dục, làm giảm ham muốn tình dục.
Ngoài những biểu hiện trên, bệnh sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở miệng (do quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng), mắt, chân, tay. Khi này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt màu hồng trông gần giống với mụn cóc, mọc liền kề nhau thành từng đám lớn. Bệnh sùi mào gà ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, viêm họng nên mọi người cần hết sức chú ý.

Trên đây là những triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam và nữ. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc, người bệnh có thể sớm phát hiện ra bệnh với những triệu chứng như trên.